A5K36_Yên Phong_Bắc Ninh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cuộc chiến ngoại giao

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:30 am

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

(Hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ)

Ngay say khi ở Thành đô về, ngày 5.9.90 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang PhnomPenh thông báo lại với BCT Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung. Để thêm sức thuyết phục PhnomPenh nhận Thoả thuận Thành đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia: “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”

Nhưng câu trả lời của Heng Somrin, thay mặt cho lãnh đạo Campuchia, vẫn là: “Phải giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta. Những vấn đề nội bộ liên quan đến chủ quyền CPC phải do các bên CPC giải quyết”. Về “giải pháp Đỏ”, PhnomPenh nhận định: “Trung Quốc không muốn hai phái cộng sản ở Campuchia hợp tác với nhau gây phức tạp cho quan hệ của họ với Sihanouk và với phương Tây. Vì vậy chúng tôi thấy rằng khó có thể thực hiện “giải pháp Đỏ” vì “giải pháp Đỏ” trái với lợi ích của Trung Quốc”. Mặc dù ban lãnh đạo Campuchia đã xác định rõ thái độ như vậy, song Lê Đức Anh vẫn cứ cố thuyết phục Bạn: “Ta nói “giải pháp Đỏ” nhưng đó là “giải pháp Hồng”, vừa xanh vừa đỏ. Trước mắt không làm được nhưng phải kiên trì. Ta làm bằng nhiều con đường, làm bằng thực tế. Các đồng chí cần tìm nhiều con đường tiếp xúc với Khmer Đỏ. Vấn đề tranh thủ Khmer Đỏ là vấn đề sách lược mang tính chiến lược… Nên kiên trì tìm cách liên minh với Trung Quốc, kéo Khmer Đỏ trở về… Ta đừng nói với Trung Quốc là làm “giải pháp Đỏ”, nhưng ta thực hiện “giải pháp Đỏ”; có đỏ có xanh…nhưng thực tế là hợp tác hai lực lượng cộng sản”. Nguyễn văn Linh bồi thêm: “Xin các đồng chí chú ý lợi dụng mâu thuẫn, đừng bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc muốn đi với Mỹ, nhưng Mỹ ép Trung Quốc nên Trung Quốc cũng muốn có quan hệ tốt với Lào, Việt Nam và Campuchia. Nếu ta có sách lược tốt thì ta có giải pháp Đỏ.”

Theo báo cáo của đại sứ Ngô Điền, thái độ của bạn Campuchia đối với ta từ sau Thành Đô có đổi khác. Về công khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc.

Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:

* Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;

* Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mối” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.

* Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông baó nội dung chi tiết bản thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.

Ngày 7.9.90 BCT đã họp thảo luận về kết quả cuộc gặp cấp cao Việt – Trung và cuộc gặp cấp cao Việt – Campuchia sau đó, và quyết định ngay hôm sau Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc thông báo lại lập trường của Campuchia; đồng thời thông báo với Liên Xô, Lào như đã thông báo với Campuchia. Nếu có ai hỏi về công thức “6+2+2+2+1”, nói không biết.

Nhưng Báo Bangkok Post ngày 19.9.90 trong bài của Chuchart Kangwaan đã công khai hoá bản Thoả thuận Thành Đô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Quốc về thành phần SNC của Campuchia sẽ gồm 6 người của Nhà nước Campuchia, 2 của Khmer đỏ, 2 của phái Son San, 2 của phái Sihanouk, thành viên thứ 13 là Hoàng thân Sihanouk giữ chức Chủ tịch Hội đồng. Tạp chí Kinh tế Viễn Đông (FEER) số 4/10 (10.10.90) đăng bài “Củ Cà-rốt và cái gậy” viết về cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô giưa TBT Đảng và Thủ tướng hai nước, cho biết hai bên đã thoả thuân công thức “6+6+1” về việc lập SNC. Phía Việt Nam có nhượng bộ nhiều hơn. Việc Ngoại trưởng hai nước khong dự họp cấp cao là đáng chú ý. Bên trong, Trung Quốc nói họ coi ông Thạch là người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Campuchia cũng như đối với Trung Quốc. Ngày 12.10.90, nhà báo Nayan Chanda nói với anh Thạch: “Trung Quốc đang tuyên truyền rộng rãi là lãnh đạo Việt Nam đánh lừa mọi người, họ ký kết với lãnh đạo Trung Quốc về thành phần SNC nhưng đã không thực hiện thoả thuận cấp cao Việt-Trung. Việt Nam lại còn xúi dục chính quyền PhnomPenh chống việc bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC và đưa ra hết điều kiện này đến điều kiện khác.”

Ngày 5.10.90, anh Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Mỹ Baker. Baker cho biết là sau khi cuộc họp các bên Campuchia ở Bangkok vừa qua thất bại, Trung Quốc rất bất bình với lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc cho rằng lãnh đạo cấp cao của Việt nam đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Trung Quốc về con số 13 thanh viên của SNC nhưng lại nói với PhnomPenh là công thức đó là ý kiến riêng của Trung Quốc, đã không làm gì để thúc đẩy PhnomPenh thực hiện thoả thuận giữa cấp cao hai nước. Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam. Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam là Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ CNXH chống âm mưu của đế quốc Mỹ xoá bỏ CNXH cũng như đề nghị của Việt Nam về giải pháp dựa trên liên minh giữa PhnomPenh và Polpot.

Còn Lý Bằng trong khi trả lời phỏng vấn của Paisai Sricharatchang, phóng viên tờ Bangkok Post tại Bẵc Kinh, ngày 24.10.90, đã xác nhận có một cuộc gặp bí mật giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu tháng 9 và cho biết kết quả cuộc gặp đã được phản ảnh qua cuộc họp giữa các bên Campuchia ngày 10.9.90 tại Jakarta. Trong khi nói không biết chắc phía Việt Nam đã cố gắng thuyết phục PhnomPenh đến đâu, Lý nhận định là Hà Nội chắc chưa làm đủ mức. Điều đó có thể thấy được qua việc PhnomPenh đã có “một thái độ thiếu hợp tác (45)”.

Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”.

Sau Thành Đô, trong BCT đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi BCT họp (15-17.5.91) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại Giao có câu “có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”. Cuộc họp này đầy đủ TBT Nguyễn văn Linh; các cố vấn Phạm văn Đồng, Võ Chí Công; các uỷ viên BCT Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.

Anh Tô nói: Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu sắc thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì tự kiểm điểm. Tôi ân hận là ở hai chỗ. Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói: tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng... Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus” (nhất trí), còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì ta có thể có cách bàn thêm với họ. Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thoả thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời TBT, Chủ tịch HĐBT ta sang gặp TBT, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của Bạn Campuchia, rất gay gắt. Tôi hiểu là Bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho ta là làm sau lưng, có hại cho người ta.”
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:30 am

Anh Linh: “Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tính đến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”

Anh Thạch: “Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho PhnomPenh. Hunxen nói là trong biên bản viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “không có vấn đề gì”. Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu. Tại Tokyo tháng 6.90, Sihanouk và Hunxen đã thoả thuận thành phần SNC gồm hai bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang hà nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang PhnomPenh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc consensus trong SNC, anh Hunxen nói riêng với tôi: chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng Campuchia bị Việt nam và Trung Quốc ép. Như vậy, dù là consensus cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là PhnomPenh thắc mắc nhiều với ta. Liên xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…”

Hôm sau, BCT họp tiếp, anh Mười nói: “Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hunxen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thanh Đô thì tốt hơn…”

Anh Tô: “Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào ? Ở Thành Đô, điều ta làm có thể chứng minh được nhưng Campuchia cho là ta giải quyết trên lưng họ. Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận là về sau này sẽ để lại hậu quả.”

Anh Mười: “Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Ban Campuchia nghĩ gì về ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của bạn.”

Anh Thạch: "Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus” (nguyên tắc nhất trí).

Anh Võ Văn Kiệt: Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”

Vốn là người điểm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.

Thoả thuận Việt Nam - Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với PhnomPenh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28.2.91, Hunxen phát biểu: “Như các đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp. Chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.

Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở PhnomPenh, ngày 28.9.90, Hunxen đã có những ý khá mạnh về việc nối về thoả thuận Thành Đô: “Khi gặp Sok An ở Bangkok hôm 17.9, Trung Quốc doạ và đòi SOC phải công nhận công thức mà Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận. Nhưng PhnomPenh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trả lời Trung Quốc là ý này là của Việt Nam không phải của PhnomPenh.“

Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.

Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ CNXH chống đế quốc Mỹ, thực hiện “giải pháp Đỏ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của BCT mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hoá quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.

Cùng với việc ta thúc ép PhnomPenh đi vào “giải pháp Đỏ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:31 am

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?


Sau cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô, yêu sách chính của Trung Quốc đối với ta trong vấn đề Campuchia tập trung chủ yếu vào việc đòi ta thực hiện thoả thuận Thành Đô, tác động với PhnomPenh theo hướng: “nhận bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC gồm 13 thành viên của 4 bên Campuchia; chấp nhận văn kiện của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an về vấn đề Campuchia.

6 giờ sáng ngày 9.9.90, đại sứ Trung Quốc đến Ban Đối ngoại (chứ không đến Bộ Ngoại giao) gặp Hồng Hà trao thông điệp báo các bên Campuchia sẽ họp ngày 10.9 tại Jakarta để bàn việc lập SNC và nhấn mạnh yêu cầu Việt Nam tác động theo hướng đã thỏa thuận tại Thành Đô. Ngay sau đó BCT đã họp trao đổi về thông điệp đó và quyết định cử tôi đi Jakarta. Trong cuộc họp này BCT đã quyết định từ nay các tiếp xúc đối ngoại về mặt Nhà nước đều phải qua Bộ Ngoại Giao và phải báo cáo với anh Thạch và bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh (?) vì cách làm của đại sứ Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại Giao một cách quá lộ liễu.

Trưa ngày 9.9.90 tôi cùng anh Huỳnh Anh Dũng đáp máy bay qua đường Bangkok sang thủ đô Inđônêxia để theo dõi cuộc họp của các bên Campuchia bàn về việc thành lập SNC. Không có “cẩm nang” nào kèm theo chỉ thị đó cả, chỉ có lời dặn ngắn gọn của TBT Nguyễn Văn Linh là cố lập được SNC.

Chiều tối 10.9.90, vừa chân ướt chân ráo từ sân bay về đến sứ quán ta ở Jakarta, tôi đã nhận được một cú điện thoại từ sứ quán Trung Quốc gọi tới. Trương Thanh gọi điện thoại đến nói là chào trước khi rời Jakarta và cảm ơn tôi đã tác động tích cực khiến cho cuộc họp các bên Campuchia này đạt được một số kết quả (!). Tôi trả lời là tôi không dám nhận sự biểu dương đó, nếu như cuộc họp kết quả tốt thì đó là do thiện chí của Nhà nước Campuchia.

Chả là lúc tôi xuống sân bay Jakarta cũng là lúc cuộc họp giữa các bên Campuchia vừa bế mạc sau khi đã thoả thuận lập SNC gồm 12 thành viên, chức chủ tịch còn để trống và tuần tới sẽ họp phiên đầu tại Bangkok để giải quyết nốt vấn đề chủ tịch SNC. Bản tuyên bố chung của cuộc họp có ghi “Các bên Campuchia chấp nhận toàn bộ văn kiện khung của P5 làm cơ sở để giải quyết cuộc xung đột Campuchia”. Tôi nghĩ rằng Bộ Chính trị bảo tôi sang Jakarta có thể là một động tác sách lược để tỏ ra với Trung Quốc là ta tích cực thực hiện thoả thuận Thành Đô. Còn Trương Thanh gọi điện cảm ơn tôi thực ra cũng là một sự vỗ về của Trung Quốc để khuyến khích tôi tiếp tục cố gắng thực hiện thoả thuận Thành Đô! Nhưng sự khuyến khích đó lại có tác dụng trái ngược lại, làm thức tỉnh cái con người bướng bỉnh trong tôi. Từ đầu, tôi và số anh em chuyên nghiên cứu vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc trong Bộ Ngoại Giao đã rất không thông với thoả thuận Thành Đô vì nhiều lẽ, nay tôi càng thấy mình không thể hành động trái với điều mình cho là lẽ phải.

Ngày 13.9.90 tôi lại được trong nước chỉ thị đi thẳng từ Jakarta sang Bangkok để theo dõi phiên họp đầu tiên của SNC ở đó. Sáng 14.9.90 Bí thư thường trực Bộ Ngoại Giao Thái Kasem mời tôi tới Bộ Ngoại giao Thái Lan nói chuyện. Chủ đề câu chuyện vẫn là vấn đề Campuchia. Kasem hỏi dò tôi về thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc về cơ chế SNC. Tôi trả lời đó chỉ là những tin đồn không căn cứ, không nên tin. Trưa hôm đó, Sok An, thứ trưởng ngoại giao Campuchia, tìm đến gặp tôi. Anh hỏi ý kiến về cuộc họp SNC ở Bankok sắp tới, thái độ ta nên như thế nào nếu đối phương đòi đưa Sihanouk làm chủ tịch SNC và là thành viên thứ 13 cuả SNC? Tôi gợi ý cần giữ vững nguyên tắc hai bên ngang nhau. Để thiện chí, một lần nữa, ta có thể nhận cho đối phương thêm một người nhưng bên ta cũng phải thêm một người (mỗi bên 7 người). Không 12 thì 14 chứ không nhận 13. Sau đó tôi lại được anh Sok An cho biết là Kraisak, con trai Thủ tướng Chatichai và là thành viên trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Thái, đã bảo anh rằng ông ta được Bộ Ngoại giao Thái thông báo là Việt Nam cũng ủng hộ việc lập SNC với 13 thành viên do Sihanouk đứng đầu. Tôi nói với Sok An đấy là điều bịa đặt và tôi sẽ gặp Kraisak dể nói lại. Chiều hôm khi gặp Kraisak, tôi nói khá thẳng rằng: “Không thể coi ông Sihanouk là ông chủ ở Campuchia, là vua trên tất cả. Vấn đề thành phần cũng như chức chủ tịch SNC phải do người Campuchia quyết định. Việt Nam và Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu về vấn đề đó”. Sau đó Kraisak kể lại cả cho Kasem. Kết quả là cuộc họp SNC phiên đầu tiên 17.9.90 tại Bangkok đã tan vỡ vì Hunxen không chấp nhận công thức “6+2+2+2+1”, cự tuyệt bầu Sihanouk làm chủ tịch với tư cách là thành viên thứ 13 của SNC. Hẳn Trung Quốc đã gắn trách nhiệm hoặc ít ra cũng là một phần trách nhiệm về thất bại đó cho tôi.

Hạ tuần tháng 9.90, Trung Quốc đón Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trung Quốc và dự lễ khai mạc Á Vận Hội (ASIAD) 11 với tư cách là “khách mời đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc” (tuy nhiên báo chí Trung Quốc vẫn đưa tin việc Trung Quốc mời Võ Nguyên Giáp là thể theo yêu cầu của ta, dù rằng ngày 4.9.90 khi tiếp đoàn cấp cao của ta ở Thành Đô chính Giang Trạch Dân đã nói sẽ mời anh Giáp dự khai mạc ASIAD như một cử chỉ thiện chí của họ). Ngày 24.9.90 khi tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Lý Bằng có nói: “Sau cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô, cuộc họp Jakarta kết quả tốt, đã ra được tuyên bố SNC 13 người. Song đến khi họp SNC ở Bangkok thì không tốt. Xin nói thẳng thắn với đồng chí là chúng tôi thấy Thứ trưởng Trần Quang Cơ có tác dụng xấu trong việc này. Khi Kasem hỏi có phải thực sự giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi đến thoả thuận lập SNC gồm 13 người hay không? Trần Quang Cơ đã đáp rằng hoàn toàn không có việc đó; đó hoàn toàn là những điều dối trá. Chúng tôi không biết tại sao Thứ trưởng Trần Quang Cơ lại nói những lời như vậy, hoàn toàn truyền đạt thông tin không đúng đắn”. Anh Giáp đáp: “Khi về tôi sẽ hỏi lại về phát biểu của đồng chí Cơ. Nếu có như vậy thì đây không phải là ý kiến của Trung ương chúng tôi. Tôi không biết việc này vì tôi không phụ trách công tác ngoại giao”.

Tiện đây tôi thấy cũng nên ghi lại một chuyện có thể giúp cho chúng ta hiểu thêm đặc điểm của người Trung Quốc: sau khi đến Bắc Kinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đề nghị gặp một số tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc như Dương Đắc Chí (Dương là tổng chỉ huy cuộc chiến tranh đánh Việt Nam năm 1979). Nhưng Dương nói một cách bực tức: “Đời nào tôi lại gặp ông ta. Mộ của các cán bộ chiến sĩ còn chưa xanh cỏ !”. Ngày 1.10.90 Dương cùng một số tướng lĩnh khác còn gọi điện thoại thăm hỏi động viên sĩ quan binh lính ở Vân Nam, Quảng Tây. Nhà văn quân đội Lý Tôn Bảo tác giả cuốn “Vòng hoa dưới chân núi cao” viết về cuộc tấn công vào Việt Nam tháng 2.79, phát biểu: “Xem tin Lý Bằng tiếp Võ Nguyên Giáp mà trong lòng tôi cảm thấy bứt rứt. Giờ đây chúng ta phải xem xét lại xem có gây ra cuộc chiến tranh đó không? Chẳng những phần lớn sĩ quan binh lính dưới đơn vị không thông ngay cả một số tướng lĩnh cao cấp cũng không thông nổi”.

Tư liệu trên đây tôi lấy ở bài “Võ Nguyên Giáp thăm Bắc Kinh gây chấn động” của Quan Nghiệp Thành đăng trên báo “Tranh Minh” xuất bản ở Hồng Kông tháng 11.90. Từ đó đến nay, tôi vẫn phân vân là giữa người Việt Nam và người Trung Quốc đáng lý ra ai là người phải nhớ dai hơn về sự kiện tháng 2.79 ?
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:33 am

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

(46) [Từ tháng 9.90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó,] cụ thể là tác động với PhnomPenh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch (47). Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta…

Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch. Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.

Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung - Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3.91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức “Sihaouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hunxen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24.7.91). (48)

Chiều chủ nhật 18.11.90 họp BCT về vấn đề Campuchia. Từ sau khi P5 thoả thuận về văn kiện khung (28.8.90) cuộc đấu tranh về vấn đề Campuchia đi vào giai đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi trình bày đề án về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của P5 và về vấn đề SNC để BCT cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh Thạch đề nghị BCT khẳng định 2 điểm:
1. Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không ép bạn được, phải tôn trọng chủ quyền của bạn;
2. Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm Hiến chương LHQ. Nếu không sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa... Ta thấy rõ Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác nhau.

Cuối cuộc họp, TBT Linh kết luận: Về SNC ta không thể góp ý với bạn được... Nếu nói Trung Quốc và Mỹ như nhau thì tôi không đồng ý. Sau hội nghị Trung ương, BCT sẽ đánh giá lại một số vấn đề liên quan đến Ngoại giao như nhận định về Trung Quốc thế nào, tuyên bố hoặc nói về Trung Quốc như thế nào? Nguyễn Cơ Thạch nói luôn: Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô.

Dự thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26.11.90 do P5 thảo ra đã được các thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc họp ở Paris ngày 23.12.90. Chủ trương của ta là giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là những vấn đề nội bộ Campuchia, phải do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất bại không đáng có, nhưng ta không thể làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp bạn vừa không để Việt Nam một lần nữa bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề giải pháp chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.

Theo yêu cầu của bạn, ngày 14.1.91, tôi cùng các anh Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng, Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp Campuchia, sang PhnomPenh làm việc với bạn với mục đích:
a. Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp Campuchia sau khi bạn đã chấp nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta 10.9.90 và chấp nhận về cơ bản dự thảo Hiệp định 26.11 của P5 tại cuộc họp Paris 23.12.90;
b. Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền Campuchia để chỉ thaỏ luận và giải quyết trong SNC;
c. Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị quốc tế Paris.

Khi tiếp tôi, anh Hunxen nói: “Trong nội bộ Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn có một giải pháp chính trị giữ được thành quả cách mạng, không để cho Polpot quay trở lại... Tình hình hiện nay rất tế nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc. Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt Nam không để đẩy quá nhanh tiến trình giải pháp.

Như vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, thứ trưởng Dith Munty và thứ trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hunxen chiều 16.11, có thể thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh đàm hiện tại vì nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì trong nội bộ lãnh đạo bạn xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hunxen cho biết theo quyết định của BCT Campuchia, trong cuộc họp Trung ương ngày 17.1.91, ông ta sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có giải pháp”. Tuy nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như trong hành động lãnh đạo Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác định được cho mình một đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước với những vấn đề trong nội bộ cũng như với đối phương.

Trong lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24.2.91, anh Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn “cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói lại với BCT Đảng Campuchia thì tất cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể sai sót. Thực ra, như Hunxen nói với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói lại những ý kiến của anh Linh, BCT Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam khác Campuchia nhiều quá. Ngày 13.3.91 Hunxen nói với anh Thạch: “Có thể có sách lược phân hoá Khmer đỏ, nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng. Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm: sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu; mất lợi thế trong tổng tuyển cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là mọi chuyện xảy ra 12 năm qua đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC có thể là 12 hoặc 14, không thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm chủ tịch, Hunxen làm phó, không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch nữa”.

Trong cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến điều mà ta cho là có lợi ích đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù hợp với lợi ích của bạn không. Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ gắn bó lâu nay giữa ta với PhnomPenh.

Đầu năm 1991, BCT đã có cuộc họp tại T78 thành phố HCM (24-25.1.91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày chủ trương tách mặt quốc tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời báo cáo ý kiến của Hunxen cho biết là BCT Campuchia quyết định không đi vào giải pháp trong năm 1991. BCT quyết định cần thăm dò khả năng họp BCT 3 nước để hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất trao đổi, gợi ý chứ không quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được thiện chí, tránh mọi việc làm ta bị cô lập.

Nhân dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn rút khỏi Trung ương khoá tới. Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2.91, khi có cuộc bầu đại biểu ở các tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho anh Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban Tổ chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.Tháng 6.91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:33 am

Tình hình bất đồng ý kiến trong BCT càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13.4.91, trong cuộc họp BCT bàn về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng, trình bày về "Tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, TBT Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của Bộ Ngoại Giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tìnhhình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau”
Cố vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. BCT đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm nhưng lại chưa làm”.

Lê Đức Anh: “BCT nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh gía chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được”. Nguyễn Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới nhất trí về tình hình, còn công tác thì mỗi ngành làm.

Trên tinh thần đó, ngày 2.5.91, đã có cuộc họp giữa Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng để thống nhất nhận định tình hình thế giới. Dự họp về phía Quốc phòng có: Lê Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân (thường gọi là Lân thọt), Bộ Nội vụ có: Mai Chí Thọ; Ngoại giao có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó ban đối ngoại: Nguyễn Thị Bình, Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch của cuộc họp khá nghèo nàn, không đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình hình, chỉ nhất trí được mấy điểm lý luận chung chung.

Chỉ còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, BCT họp liền gần 3 ngày (15,16 và 17.5.91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”. BCT có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự thính. Số dự thính lúc đầu có 10 người, từ chiều 16.5 khi đi vào kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết về đối ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi.

Từ đầu đến cuối, tôi đã nhận rõ sự đấu tranh giữa hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào phần kiểm điểm thực hiện đường lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc. Bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối với Trung Quốc có sự thay đổi qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với Nghị quyết 13 của BCT (20.5.88 )”, (49) “giữa ta và bạn Campuchia50 đã bộc lộ sự khác nhau khá rõ rệt”, về đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô...; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc biệt khi bàn đến đúng sai trong chuyện gặp cấp cao Trung Quốc ở Thành Đô tháng 9.90 và vấn đề chống diệt chủng và “giải pháp Đỏ”.

Anh Võ Chí Công: “Về Trung Quốc rất phức tạp... BCT đã đánh giá Trung Quốc có hai mặt XHCN và bá quyền. Về XHCN cũng cần thấy là trong “nháy nháy”... Khó khăn là chưa bình thường hoá quan hệ... Họ đưa ra 5 trở ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ như chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra... Chuyện “giải pháp Đỏ” là không được, vì như vậy thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi với ta chống Mỹ trong lúc chủ trương của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để hiện đại hoá, còn gì là Trung Quốc nữa?

Tới cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói: “Chưa làm dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến BCT còn khác nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi, sau Đại hội không còn BCT này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại..." Mặc dù vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết về đối ngoại.

46 Phần [ ], bản 01 viết: [Từ sau cuộc gặp Thành Đô, yêu sách chính của Trung Quốc đối với ta về vấn đề Campuchia chủ yếu là thực hiện thoả thuận Thành Đô,]
47 bản 01 thêm: [chấp nhận văn kiện của P5].
48 bản 01 thêm: [Những thoả thuận cấp cao ở Thành Đô đã trở thành vô nghĩa.]
49 bản 01 thêm: “một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”,
50 bản 01 viết: Lào


Được sửa bởi bachduong_m ngày Tue Apr 01, 2008 9:39 am; sửa lần 1.
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:34 am

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN


1. Về tình hình quốc tế: do tác động của cách mạng KHKT, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn. Thách thức lớn nhất của nước ta là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, yếu tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia hiện nay chủ yếu là kinh tế.

a. Có tranh luận: nguy cơ diễn biến hoà bình hơn thách thức tụt hậu về kinh tế. Từ đó có ý kiến cho của quốc gia là sức mạnh an ninh quốc phòng là chủ yếu chứ không phải chủ yếu là sức mạnh kinh tế – xã hội trong mỗi nước.

b. Về mâu thuẫn thời đại: nhiều ý kiến cho rằng những biến đổi lớn trong cục diện thế giới đã làm thay thứ tự quan trọng cuả các mâu thuẫn lớn, mâu thuẫn chính chi phối quan hệ quốc tế ngày nay không còn là mâu thuẫn Đông - Tây mà là mẫu thuẫn Tây – Tây. Nhưng có ý kiến cho mâu thuẫn Tây – Tây vẫn là quan trọng.

c. Về tập hợp lực lượng: ý kiến chung chủ trương đa dạng hoá quan hệ. Nhưng còn tranh luận là tập hợp lực lượng theo ý thức hệ hay theo lợi ích dân tộc, hoặc nói đa dạng hoá nhưng nhấn ý thức hệ, cần tìm đồng minh chiến lược.


2. Về ý đồ và chính sách của các nước lớn và ASEAN:

Mỹ: Về câu hỏi “Cục diện thế giới mới tạo cho Mỹ thời cơ hay thách thức?” (Mỹ mạnh lên hay yếu đi)

Có ý kiến cho rằng Mỹ đang tranh thủ lợi thế để thiết lập trật tự một cục do Mỹ chi phối, ý kiến khác cho rằng đang hình thành “trật tự đa cực”, “đa trung tâm”, hay trật tự thế giới đang trong quá trình hình thành, đang có sự cân bằng giữa các nước lớn.

Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ là xoá sạch các nước XHCN còn lại hay là kiềm chế các trung tâm kinh tế tư bản khác?

Lý giải hiện tượng các nước khu vực mong muốn Mỹ tiếp tục có mặt sẽ giúp ổn định khu vực, còn Việt Nam cho Mỹ là mối đe doạ nguy hiểm nhất.

Trung Quốc:

Vì sao các nước khu vực đều lo ngại Trung Quốc còn Việt Nam đặt hy vọng vào Trung Quốc (đồng minh chiến lược)?

Mặt bành trướng bá quyền của Trung Quốc là chính hay mặt XHCN là chính? Thực chất của “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”?


Về quan hệ Mỹ - Trung Quốc (liên quan đến Việt Nam):

Dư luận chung: Mỹ lo kiềm chế Trung Quốc ở châu á - Thái Bình Dương và mong Việt Nam góp vào đó. Nhưng có ý kiến cho Mỹ và Trung Quốc thoả hiệp bất lợi cho Việt Nam. Vì Mỹ dặt ưu tiên quan hệ với Trung Quốc cao hơn nên Mỹ sẵn sàng khi Việt Nam cho ưu tiên đó.

Đánh giá về ASEAN:

Có ý kiến cho ASEAN là tổ chức có tiếng nói, có sức sống, biết lợi dụng mâu thuẫn các nước lớn và lợi ích quốc gia vì lợi ích nhóm nước khu vực mình. Việt Nam cần sớm gia nhập tổ chức này.


3. Về chiến lược đối ngoại của ta:

Vị thế của Việt Nam có gì khác trước?

Đe doạ chính đối với an ninh và phát triển của ta nay là gì? Nguy cơ tụt hậu về kinh tế hay nguy cơ diễn biến hoà bình là đe doạ chính?

Biện pháp đối phó với đe doạ và thực hiện mục tiêu của ta? (“đồng minh chiến lược”, “quan hệ đặc biệt”).

Tập trung phát triển kinh tế có phải là lối thoát duy nhất để củng cố ổn định, ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước và nâng cao vị thế và vai trò nước ta trên quốc tế, đối phó “diễn biến hoà bình” có hiệu quả nhất hay không? Ta đã đặt ưu tiên cao nhất cho phát triển kinh tế hay chưa?

Trong thực tế đối ngoại, thường có sự lúng túng ngập ngừng về ưu tiên trong các mối quan hệ sau:

+ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị (giữa nguy cơ tụt hậu về kinh tế và nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ bị diễn biến hoà bình).

+ Lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Tập hợp lực lượng và phân biệt bạn – thù theo quan điểm ý thức hệ hay theo lợi ích dân tộc.

+ Độc lập chủ quyền và hợp tác quốc tế. Hoà nhập cộng đồng thế giới. (2/1995)

Ghi chú: Chương 17 này bản 03 bỏ không đăng.
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:36 am

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC


Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm TBT; Lê Đức Anh nay nghiễm nhiên giữ vị trí thứ 2 trong Đảng, Uỷ viên thường trực BCT kiêm bí thư trung ương phụ trách cả 3 khối quốc phòng – an ninh – ngoại giao và lên chức Chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với Nhà nước cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Đào Duy Tùng thường trực Ban bí thư. Bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính trị và của Ban Bí thư. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức uỷ viên Trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính trị và chuẩn bị thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao... (thực ra những thay đổi về nhân sự trong BCT đã được quyết định từ tháng 5 và Trung Quốc đã biết). Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng đó mới chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hoá quan hệ mà là phụ thuộc hoá quan hệ.

Trước hết vấn đề đặt ra là ai sẽ thay anh Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao? Từ đầu tháng 7, tôi đã nhiều lần được triệu tập lên gặp TBT Đỗ Mười và Trưởng ban tổ chức trung ương Lê Phước Thọ (người thay Nguyễn Đức Tâm), để được thông báo và đả thông về dự định đưa tôi làm Bộ trưởng ngoại giao. Lần gặp sáng ngày 10.7.91, thấy tôi vẫn từ chối, Đỗ Mười đã hiểu lầm tưởng tôi không nhận vì chưa được vào BCT như Bùi Thiện Ngộ - người thay Mai Chí Thọ làm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ - nên hứa sẽ giải quyết chuyện đó sau khi nhận chức Bộ trưởng ngoại giao. Tôi nói chỉ vì lý do “sức khoẻ” mà xin không nhận: “45 năm nay tôi liên tục công tác, cố gắng làm tốt các công việc được giao, không từ nan. Song lần này không thể nhận. Tôi chỉ có nguyện vọng và làm nốt công việc thứ trưởng ngoại giao. Đề nghị các anh quyết định theo phương án chúng tôi đề nghị ngày hôm qua: cử anh Vũ Oanh hay anh Vũ Khoan. Nhân đây tôi xin phản ảnh tư tưởng chung của anh em cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao là có sự đối xử chưa công bằng với Ngoại giao” .

Vì sao tôi được người ta chọn để thay Nguyễn Cơ Thạch tuy biết rõ tôi có cùng quan điểm về chính trị đối ngoại với anh Thạch? Tôi nghĩ có 2 lý do: một là, che đậy ý nghĩa chính trị của việc [thay thế anh] (52) Nguyễn Cơ Thạch; hai là, cơ chế mới về đối ngoại sau Đại hội VII có khả năng vô hiệu hoá hoàn toàn mới chủ trương và hành động sai khác với quan điểm của mấy vị trong Ban Thường trực BCT mới.

Sau khi tôi được miễn, đã có một cuộc vận động khá sôi nổi quanh vấn đề này. Những tên tuổi như Vũ Oanh, Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Vũ Khoan, Nguyên Dy Niên… được nói tới. Cuối cùng Nguyễn Mạnh Cầm, lúc đó đang là Đại sứ ta tại Liên Xô được chọn, mặc dù khi ấy ânh còn rất lưỡng lự.

Sau Đại hội VII, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Đức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của TBT Đỗ Mười, quyết định. Những phần công việc xưa nay vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Đối ngoại chủ trì.

Một thí dụ điển hình về vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5.8.91, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: ‘Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Đức Duy (Đại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh’. Lê Đức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Đối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Đảng xin làm qua Trương Đức Duy. Hôm sau, Hồng Hà với tư cách Trưởng ban Đối ngoại tiếp Đại sứ Campuchia Ouch Borith, đã thông báo: “Theo sự phân công của BCT Việt Nam, từ nay đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà sẽ phụ trách việc thảo luận giải pháp Campuchia và các vấn đề liên quan. Nếu lãnh đạo Campuchia muốn bàn các vấn đề trên thì đề nghị quan hệ và thảo luận trực tiếp với 2 đồng chí đó.

Ngày 9.7.91, vừa được bầu làm TBT, Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Trước đó ít ngày–ngày 11.6.91 – Bộ Ngoại Giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao hai nước. Ngày 17.7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5.8 đến 10.8. Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp đặc phái viên Đảng trước cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao… Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao. Để đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ “đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” tuy Đoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Đức Anh và Hồng Hà. Hồng Hà lúc đó là bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại của Đảng.

Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một thứ trưởng ngoại giao là uỷ viên TƯ đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Đức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.

Ngày 28.7.91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Đại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành TƯ mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8.91, Giang tỏ ý hài lòng: “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.

Đặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Đại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Đức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Đôn Tín tới 2 lần, chiều 29.7 và tối 31.7 để tạ lỗi (?). Mở đầu cuộc gặp chiều 29.7, Lê Đức Anh đã nói: “Năm ngoái khi đồng chí Từ Đôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra (!) Đồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm”. Còn Từ thì cũng mượn dịp này để than phiền về đại sứ Đặng Nghiêm Hoành: “Một năm nay đồng chí ấy không gặp tôi, trừ khi gặp ở các cuộc chiêu đãi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Hoành kể từ tháng 6 năm ngoái” (sự thực là phía Trung Quốc đã có thành kiến với anh Hoành từ trong cuộc đàm phán tháng 6.90 ở Hà Nội). Từ không quên nhắc đến điều kiện không thể thiếu có thể bình thường hoá quan hệ với Việt Nam: “Tôi rất hoan nghênh đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Hồng Hà là từ nay không nói diệt chủng nữa. Khi về Hà Nội nếu gặp Campuchia đề nghị các đồng chí cũng nói ý này... Nếu các đồng chí lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc mà cái đuôi Campuchia vẫn còn thì chúng tôi khó nói với nhân dân. Mong vấn đề Campuchia được giải quyết thì khi bình thường hoá quan hệ chúng tôi có thể ăn nói với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới”.

Để dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8.91, tối 31.7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Đôn Tín: “Đồng chí Lê Đức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sử” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với BCT để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc. Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò LHQ thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”. Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!

Sau khi ở Trung Quốc về, ngày 4.8.91, Lê Đức Anh và Hồng Hà gặp tôi và Nguyễn Dy Niên tại Văn phòng TƯ Đảng để chuẩn bị cho Niên đi đàm phán với Trung Quốc. Sau khi anh Niên đọc bản đề án của Bộ Ngoại Giao, tôi nói: “Anh Hoành (đại sứ ta ở Trung Quốc) vừa điện về phía Trung Quốc thông báo có 3 buổi làm việc nhưng họ nói có thể làm một buổi là xong. Chắc chắn Từ Đôn Tín sẽ đưa văn bản buộc chúng ta phải thoả thuận. Nếu ta nhận, họ sẽ xì ra cho các nước P5, ASEAN và bạn Campuchia. Ta sẽ ở vào thế phản bội đồng minh, phản bội bạn bè. Nếu ta đòi sửa văn bản của Trung Quốc thì sẽ không ra được văn bản, đàm phán sẽ thất bại. Chúng tôi đã xem lại biên bản thấy Trung Quốc gắn rất chặt vấn đề Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ, vẫn coi Campuchia là điều kiện. Trung Quốc rất khôn, khi gặp cấp cao chỉ tập trung vào vấn đề quan hệ hai nước, còn cái xương để lại. Gặm cái xương này, chúng ta phải giải quyết vấn đề có tính nguyên tắc. Ta quyết tâm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhưng không được phá quan hệ với Campuchia và không được để thế giới thay anh Việt Nam là người tráo trở”. Biết tôi quá gai góc, không chịu chấp nhận ý đồ thoả hiệp vô nguyên tắc với Trung Quốc, Lê Đức Anh và Hồng Hà chỉ nói chung chung về chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Hồng Hà nói: “Tinh thần tôi nắm được là ý Trương Đức Duy và Từ Đôn Tín đều lo cuộc gặp thứ trưởng thất bại. Từ có hỏi: Không biết đồng chí thứ trưởng nào gặp tôi có nắm được tinh thần này không ?” Tôi liền bảo: “Như vậy càng rõ là họ có yêu cầu cao nên họ sợ ta không thể chấp nhận được”. Hồng Hà nói: “Tôi hiểu họ muốn bình thường hoá quan hệ là chính nên họ lo”. Tôi đáp: “Về mặt này thì phải nói là Việt Nam lo hơn vì Việt Nam mót bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc hơn.” Vào cuối buổi họp, Hồng Hà nói: “Chuyến đi của anh Niên là thuận lợi, sau chuyến đi của anh Lê Đức Anh. Anh Niên cũng là nhân vật mới, không có “tiền sử”. Khi nhắc đến tháng 6.90 họ rất cay cú”. Lê Đức Anh thêm vào: “Sau tháng 6.90 lại có phát biểu với báo chí của hai bên nên càng tích tụ thêm, gắng thêm”. (ý nói đến lần sau đàm phán tháng 6.90, giữa tôi và Từ Đôn Tín có sự phê phán nhau trên báo chí). Và đến chiều, khi họp Thường trực BCT bàn về việc đàm phán với Trung Quốc họ chỉ triệu tập anh Niên, không triệu tập tôi.

Được biết trong cuộc họp này TBT Đỗ Mười đã khẳng định là không nên vì vấn đề Campuchia mà cản trở việc bình thường hoá quan hệ của ta với Trung Quốc. Về vấn đề Campuchia, họ chỉ thị cho anh Niên thoả thuận với phía TQ:
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:36 am

1. Không nói về vấn đề diệt chủng. Lê Đức Anh nói phải dứt khoát thôi vấn đề diệt chủng. Và TBT Đỗ Mười nhấn thêm: “Nếu nói vấn đề diệt chủng từ là đồng minh với Mỹ chống Trung Quốc” (!)

2. Nâng cao vai trò SNC Campuchia, hạ thấp vai trò LHQ.

3. Giảm quân các bên Campuchia 50%

Để đảm bảo cuộc đàm phán không đi chệch khỏi quỹ đạo đã dàn xếp trước với Trung Quốc. Hồng Hà còn để Trịnh Ngọc Thái, phó ban Đối ngoại, ở lại Bắc Kinh để tham gia đoàn đàm phán, thực chất để giám sát Nguyễn Dy Niên có theo đúng những điều họ đã thoả thuận trước với Trung Quốc không.

Ngày 10.8.91, sau khi cái gọi là cuộc đàm phán này đạt kết quả đúng ý Trung Quốc (hoan nghênh Sihanouk giữ chức chủ tịch SNC, ủng hộ văn kiện khung của LHQ về giải pháp Campuchia), vào đúng ngày Quốc hội Việt Nam thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Mạnh Cầm thay Nguyễn Cơ Thạch làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham nhận tiếp Nguyễn Dy Niên và ngỏ lời mời tân Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Trung Quốc ngày 16.9.91 để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung – Việt ở Bắc Kinh.

Ta đã dự kiến sau cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ sang PhnomPenh thông báo cho bạn Campuchia nhưng tối 18.8.91 Hồng Hà lại gọi điện chỉ thị: “Theo ý kiến đồng chí Lê Đức Anh, anh Niên không phải đi Campuchia thông báo với bạn nữa và cũng không thông báo cho bất cứ ai về cuộc đàm phán ở Bắc Kinh vừa qua” (mặc dù phía TQ đã thông báo cho các nước ASEAN và các nước phương Tây rồi). Và còn nói thêm: “Từ nay trở đi, trên giấy trắng mực đen dùng ghi ý đồ của Trung Quốc nữa (?) vì vấn đề này BCT đã nắm rồi.”

Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79.

Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.

(52) bản 01 viết: [sa thải]
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:37 am

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA


Với đà tiến triển nhanh chóng qua các cuộc họp SNC tại Jakarta (6.91), Bắc Kinh, Pattaya (Thái Lan) và Nữu Ước (9.91), P5 quyết tâm giải quyết nhanh gọn vấn đề Campuchia làm đà giải quyết các cuộc xung đột khu vực khác, đặc biệt là Trung Đông. Cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều có lợi ích đồng tình với phương Tây–chủ yếu là Mỹ–gạt nốt những vướng mắc cuối cùng trong việc thông qua các văn bản dự thảo Hiệp định 28.11.90 của P5.

Cuối tháng 9.91, tôi dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta đi Nữu Ước dự khoá họp thứ 10 Đại hội đồng LHQ. Khác với năm 1988, khi tôi đại diện Việt Nam dự Đại hội đồng LHQ khoá thứ 43, lần này vấn đề Campuchia đã đi sát đến giải pháp. Trong thời gian ở Nữu Ước, tôi đã tranh thủ tiếp xúc với Hunxen đang họp SNC ở đó để tìm hiểu thái độ bạn Campuchia về dự thảo Hiệp định. Tôi được biết ngày 21.9.91, Nhà nước Campuchia cuối cùng đã buông thả rất nhanh tất cả các điểm yêu cần sửa dự thảo Hiệp định. Như vậy, chỉ còn lại một mình Việt Nam là nước duy nhất đòi bổ sung dự thảo về 4 điểm liên quan đến Việt Nam. Tôi vội thông báo tình hình này về nước để nhà sớm có quyết sách đích đáng cho đoàn đại biểu ta đi dự Hội nghị quốc tế Pari về Campuchia.

Ngày 13.10.91 bộ phận thường trực và sau đó các đồng chí khác trong BCT đã thông qua chủ trương Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định với 2 phương án đấu tranh về 4 điểm bổ sung của ta. Sáng 14.10, anh Võ Văn Kiệt đã gặp tôi ở Văn phòng Hội đồng bộ trưởng để cho ý kiến về 2 văn bản do Bộ Ngoại giao chuẩn bị cho cuộc họp về vấn đề Campuchia ở Pari. Sau khi nghe tôi trình bày, anh Kiệt tán thành Tờ trình BCT về phương án đấu tranh của ta tại Hội nghị quốc tế Pari, và góp ý kiến sửa lại 2 chỗ trong bản dự thảo Tuyên bố Chính phủ.

Ngày 16.10, trên đường đi Pari, tôi được điện của của Bộ báo cho biết cả Levitte, thứ trưởng Ngoại giao Pháp và Từ Đôn Tín, lúc này đã là thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, đều muốn gặp tôi sớm, trước ngày họp Uỷ ban Phối hợp của Hội nghị. Trên cơ sở phán đoán là cả hai đều muốn gặp để thương lượng và thúc đẩy Việt Nam rút các yêu cầu sửa đổi dự thảo Hiệp định để bảo đảm cho cuộc họp Uỷ Ban Phối hợp khỏi gặp trắc trở, tôi đã quyết định gặp Levitte trước, sau đó mới gặp Từ. Suy nghĩ của tôi là: Pháp là nước đồng chủ tịch và là nước đăng cai hội nghị, rất muốn hội nghị đạt kết quả. Đề cao được vai trò Pháp trên quốc tế, đồng thời gặp Pháp trước sẽ tỏ rõ được thiện chí và tính độc lập của ta, nếu gặp Trung Quốc trước gặp Pháp sau thì sẽ chịu tiếng bị sức ép của Trung Quốc mà phải nhượng bộ.

Ngày 18.10, ngay sau khi đến Paris, tôi đã gặp Levitte thảo luận. Đúng như đã phán đoán, Pháp tha thiết mong Việt Nam có thái độ mềm dẻo đối với dự thảo Hiệp định. Cuối cùng, để tỏ thiện chí, tôi đã thoả thuận với Pháp về cách làm như sau: trong báo cáo của Tổng Thư ký LHQ trước Hội Đồng Bảo An sẽ có giải thích những điểm mà Việt Nam yêu cầu làm rõ. Và ngay trong cuộc họp Uỷ ban Phối hợp ngày 21.10.91, trong bản trình bày của Phó tổng thư ký LHQ Ahmed Rafeuddin cũng phải nêu đầy đủ các giải thích này, đồng thời Levitte nhân danh chủ tịch Uỷ ban sẽ tuyên bố hoan nghênh thiện chí hợp tác của Việt Nam đã thôi không đưa các bổ sung dự thảo Hiệp định nữa vì đã có những giải thích thích đáng của Phó Tổng thư ký LHQ. Tôi cũng thoả thuận với Levitte sẽ có cuộc gặp tay ba với Ahmed để có thoả thuận cuối cùng.

Hôm sau, tôi gặp Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Từ Đôn Tín. Từ cũng có mục đích thuyết phục ta thôi không đưa các yêu cầu bổ sung nữa, nói nếu Việt Nam đưa bổ sung thì các nước khác cũng đòi bổ sung để cân bằng lại, Mỹ sẽ đòi hoãn việc ký kết và đổ trách nhiệm cho Việt Nam.

Ngày 20.10.91, như đã thoả thuận với Pháp, ngay sau khi Phó Tổng thư ký LHQ đến Paris, đã có cuộc họp tay ba giữa Việt Nam, Pháp và Phó Tổng Thư ký LHQ Ahmed. Ahmed thoả thuận cách làm như ta đã bàn với Pháp hôm 18.10 và cho trợ lý của ông ta ghi lại các câu chữ mà ta yêu cầu nói rõ khi ông giải thích về mấy điểm bổ sung của ta. Như vậy thực chất là đã vượt mức yêu cầu của ta, nhưng để giữ cao giá, tôi nói sơ bộ thoả thuận như vậy song tôi còn phải xin chỉ thị Hà Nội, sẽ khẳng định lại trong sáng 21.10 trước khi bắt đầu họp Uỷ ban Phối hợp.

Sáng 21.10.91, khi đoàn Việt Nam đến Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, có một đoàn viên của đoàn Trung Quốc ra mời tôi gặp Từ Đôn Tín có việc gấp cần trao đổi trước khi họp. Từ yêu cầu gặp riêng tôi nói chuyện bằng tiếng Tàu không qua phiên dịch, cho biết Mỹ định đưa bổ sung vào Định ước một đoạn lên án diệt chủng và yêu cầu tôi cho biết ý kiến. Tôi trả lời: “Chuyện này bây giờ chủ yếu là vấn đề của người Campuchia, nên để các bên Campuchia có ý kiến. Còn quan điểm của Việt Nam là đến lúc này không nên để bất cứ một vấn đề nào gây trở ngại cho việc ký kết.” Từ xem ra hài lòng về cách tỏ thái độ của ta. Nhưng cuối cùng hình như đã có sự thoả hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ rút bỏ từ “diệt chủng” trong đoạn bổ sung và chỉ nói chung chung về “nhân quyền” và các quyền tự do cơ bản của người Campuchia cần được các nước tôn trọng.

Sau đó đã tiến hành phiên họp thứ 8 của Uỷ ban Phối hợp của Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia (Paris Int’l Conference on Campuchea) (PICC) để thông qua lần cuối các văn kiện đưa ra Hội nghị cấp bộ trưởng. Sự việc đã diễn ra hoàn toàn đúng như đã thoả thuận giữa ta với Pháp và Phó tổng thư ký LHQ. Sau lời khai mạc của hai đồng chủ tịch Pháp và Inđônêxia, Phó Tổng thư ký LHQ Ahmed đọc bản trình bày tình hình chuẩn bị triển khai việc thi hành Hiệp định sẽ được ký kết và đọc đầy đủ những lời giải thích về 4 điểm mà ta yêu cầu bổ sung (việc đưa trở lại hay đưa quân của bất cứ nước ngoài nào vào Campuchia sẽ là vi phạm Hiệp định; các thông tin cần cung cấp cho UNTAC chỉ liên quan đến các lực lượng nước ngoài còn có mặt ở Campuchia khi ký kết Hiệp định này; sự có mặt của sĩ quan liên lạc UNTAC ở thủ đô Việt Nam, Lào và Thái Lan không có hàm ý mở rộng quyền hạn UNTAC sang các nước láng giềng của Campuchia... phải tôn trọng đẩy đủ chủ quyền của các nước này). Đáp lại, tôi đã phát biểu hoan nghênh và ghi nhận những lời giải thích của Phó tổng thư ký LHQ. Levitte, đồng chủ tịch cuộc họp, biểu thị cảm ơn Việt Nam vì thiện chí hợp tác.
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  bachduong_m Tue Apr 01, 2008 9:38 am

Kết quả cả 4 văn kiện để ký kết đều đã được nhất trí thông qua trong Uỷ ban Phối hợp, không có sự tranh cãi nào về thực chất cả, kể cả những vấn đề ta đã dự phòng như: vấn đề tù binh, vấn đề Việt kiều ở Campuchia, vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia... đều không có đoàn nào nêu ra. Giờ đây chỉ còn là công việc ký kết Hiệp định của anh Nguyễn Mạnh Cầm tối 23.10.91.

Sáng 22.10.91, Đài RFI (Pháp) đã xin gặp tôi và đặt câu hỏi: “Ông tới Paris với tư cách là đại biểu của Việt Nam tham dự Hội nghị hoà bình về Campuchia, và hôm qua ông đã tham gia thông qua văn bản cuối cùng của Hiệp định hoà bình. Trước hết xin ông cho biết cảm tưởng về việc ký kết văn bản này, khi mà sau mười mấy năm chiến tranh ác liệt, nay ở Campuchia đã có hoà bình thực sự ?” Câu trả lời của tôi lúc đó là: “Cảm tưởng của tôi đối với việc một hai ngày nữa sẽ ký kết Hiệp định hoà bình về Campuchia là cảm tưởng của một người sau nhiều ngày luồn rừng leo núi đã tới được quãng đường rộng thảnh thơi, và cũng là cảm tưởng của một người qua nhiều ngày đi trên sa mạc sắp đến trạm nghỉ, tuy nhiên đây không phải là trạm nghỉ cuối cùng, mà là nghỉ để tiếp tục một chặng đường mới với những thách thức mới, nhưng chắc chắn có nhiều điều hứa hẹn tốt đẹp hơn”.

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG


Sau 12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.

Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5.11.91, TBT Đỗ Mười và thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. “Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau... Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60...”

Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4.92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12.91 rồi 4.5.92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).

Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép ta vào thời điểm này? Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược “biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa - mà ta gọi là biển Đông - thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.

1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.

2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.

3. Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.

Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa xiết chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ. Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam - Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.

--------

Ngày 29.11.93, tại cuộc họp Trung ương thứ 6 khoá VII để nhận định tình hình và bàn về ảnh hưởng tới, với dự tính sẽ xin rút khỏi Trung ương trong kỳ họp Trung ương giữa nhiệm kỳ tới, tôi đã tranh thủ nói rõ quan điểm của tôi trước phiên họp toàn thể Trung ương dưới dạng trình bày những suy nghĩ của mình về “Thời cơ và những thách thức”.

Tôi cho rằng cục diện mới lúc này có mặt thuận lợi là đang nảy sinh những xu thế phù hợp với yêu cầu mở cửa, hoà nhập vào đời sống kinh tế–chính trị quốc tế của ta, đang tạo nên thời cơ thực hiện mục tiêu hoà bình và phát triển của nước ta.

Đó là:

1. Xu thế độc lập tự chủ, tự lực tự cường của những nước nhỏ và vừa, có ý thức về lợi ích dân tộc của mình, cưỡng lại chính trị cường quyền áp đặt của nước lớn.
2. Xu thế đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, tăng cường ngoại gia đa phương do nhu cầu đẩy mạnh giao lưu kinh tế và an ninh tập thể.
3. Xu thế giữ hoà bình ổn định thế giới và khu vực nhằm bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho tập trung phát triển kinh tế.
4. Xu thế liên kết khu vực về kinh tế và an ninh khu vực.

Đồng thời, cũng có những thách thức lớn đối với an ninh và phát triển của ta, cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài:

1. Thách thức bên trong là tệ nạn tham ô và nhũng nhiễu đang huỷ hoại sức để kháng vật chất cũng cũng tinh thần của dân tộc ta, làm giảm hẳn khả năng chống đỡ của ta đối với các thách thức bên ngoài.
2. Diễn biến hoà bình - một dạng biểu hiện của mâu thuẫn Đông - Tây sau chiến tranh lạnh.
3. Bá quyền bành trướng. Nguy hiểm không kém diễn biến hoà bình, ở sát nách ta, thể hiện lúc mềm, cứng để gây mơ hồ mất cảnh giác (điểm này trong hội nghị hầu như không có ý kiến nào đề cập tới) (54).
4. Tình hình Campuchia còn đầy bất trắc với Khơ me đỏ còn đó, cộng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Campuchia.

Trên cơ sở nhận định về thời cơ và nguy cơ như vậy, tôi đã đưa ra kiến nghị:

1. Cần nhìn tổng thể tình hình khách quan và chủ quan, đối chiếu các thách thức với khả năng các mặt của ta để chọn cách xử lý sát thực tế, vừa sức.
2. Trước hết xử lý thách thức nào trong tầm tay của ta, tập trung chống tham nhũng để bảo tồn và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa thách thức bên ngoài.
3. Ưu tiên cho liên kết khu vực (Đông Nam Á). Liên kết không phải để đối đầu chống nước nào.
4. Đối với các nước lớn, quan hệ hữu hảo, không đối đầu nước nào, nhưng đều giữ khoảng cách nhất định.
5. Song song với việc kết bạn, không lơ là với việc đấu tranh khi cần thiết. Song luôn giữ giới hạn. không gây nguy cơ mất ổn định khu vực.
6. Tránh không làm gì có thể dồn hai hoặc ba đối thủ câu kết lại với nhau chống ta.

Những ý kiến trên đây có thể dùng làm đoạn kết cho phần hồi ức này của tôi, vì phản ảnh khá đầy đủ quan điểm của tôi và cho đến nay (năm 2000) (55) xem ra nó chưa phải đã lỗi thời (56).

54- bản 01 thêm: ngại đụng TQ, tuy ta nói trong nội bộ
55- bản 01 viết: (1999)
56- bản 01 thêm: Trước đây, ngày 4.6.93 theo yêu cầu của Thường trực BCT, tôi đã viết ngày 20.6.93 đã gửi các đồng chí Thường trực BCT tài liệu “Những thách thức đối với an ninh và sự phát triển của ta. Một số kiến nghị đối sách” (xem phụ lục của Hồi ức) thẳng thắn nêu ý kiến của mình về mấy vấn đề lớn: những thách thức, đe doạ đối với an ninh và phát triển của ta có thể xuất xứ từ đâu, dưới những dạng nào ?
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Hết !
bachduong_m
bachduong_m

Tổng số bài gửi : 162
Join date : 29/01/2008
Age : 41
Đến từ : Yên Phong - Băc Ninh

http://blog.360.yahoo.com/blog-lJB2SNs0ba_vaNH20COOvtFErimT5E8-;

Về Đầu Trang Go down

Cuộc chiến ngoại giao - Page 2 Empty Re: Cuộc chiến ngoại giao

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 2 trong tổng số 2 trang Previous  1, 2

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết